Bước vào chiến tranh thế giới lần thứ II, công ty của Matsushita đã chịu không ít ảnh hưởng, tháng 08/1945 khi Nhật tuyên bố đầu hàng không điều kiện, công ty Matsushita mất 32 nhà máy và cơ sở văn phòng tại Nhật. Trong khi các nhà máy ở nước ngoài bị tịch thu.

cảnh hoang tàn tại Nhật sau thế chiến II
cảnh hoang tàn tại Nhật sau thế chiến II

 

Tôn trọng truyền thống để trở thành đại gia thế giới.

Sau chiến tranh, Matsushita triệu tập các giám đốc cao cấp kêu gọi các công nhân ”sản xuất là nền tảng cực kỳ quan trọng cho quá trình phục hồi của chúng ta. Chúng ta cùng đánh thức tinh thần Matsushita truyền thống và nhận nhiệm vụ xây dựng lại quốc gia cải thiện cuộc sống của người dân Nhật”.

Nhật Bản sau chiến tranh bị tàn phá nặng nề bởi lạm phát và thiếu thốn lương thực, tháng 11/1946 Matsushita thành lập viện PHP với mục tiêu cải thiện điều kiện sống dựa trên triết lý ”hạnh phúc, hòa bình đến từ sự thịnh vượng”. Ban đầu PHP chỉ hoạt động trên lãnh thổ Nhật nhưng đến 1970 PHP đã hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

Năm 1951 là năm mở đầu cho xây dựng lại thương hiệu Matsushita, Konosuke tuyên bố đồ điện Matsushita cần có vị trí trong cộng đồng quốc tế. Matsushita quyết định tới Mỹ để tìm hiểu cách thức vận hành của các tập đoàn công nghiệp Hòa Kỳ ông cảm thấy có một khoảng cách rộng lớn giữa nước Mỹ thịnh vượng và nước Nhật nghèo khó để cạnh tranh với phương Tây Cty Matsushita cần có kiến thức tốt hơn về điện và điện dân dụng. Lúc này làn sóng thù ghét người Nhật vẫn còn đang mạnh, nếu người Nhật hay quảng cáo hàng hóa đến từ Nhật đều có nguy cơ bị tẩy chay vì thế sự canh tranh trên trường quốc tế không hề đơn giản. Matsushita đã mạnh dạn liên kết với hãng Philips của Hà Lan, mặt khác tập trung nghiên cứu hàng hóa sao cho tốt nhất, đẹp nhất, và dễ sử dụng nhất.

Năm 1952 sau các cuộc đàm phán khốc liệt Matsushita Electrics và hãng Philips của Hà Lan đã đi đến một thỏa thuận hợp tác kỹ thuật và thành lập liên doanh Matsushita Electronics Corporation. Năm 1955 thương hiệu Panasonic khi công ty tung ra dòng sản phẩm hifi speaker dành riêng cho thị trường Mỹ. PANA có nghĩa là toàn cầu rộng khắp, còn SONIC có nghĩa là  âm thanh. Thương hiệu Panasonic là mong muốn của Cty rằng âm thanh của sản phẩm lan tỏa toàn thế giới.

Vào năm 1956, ông Matsushita, họp toàn Cty đề ra kế hoạch 5 năm nhằm tăng doanh thu lên 80 tỷ yên vào năm 1960. Tuyên không chỉ trong mà ngoài công ty đều sững sờ, vì khi đó doanh số Cty chỉ 23 tỷ yên với 11.000 công nhân. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy ông không nhìn lầm, chỉ 4 năm sau mọi chỉ tiêu đề ra đã đạt được. Tới năm 1960 Cty Matsushita được xếp 74 trong 100 đại gia của thế giới, năm 1961 công ty mở rộng sang các thị trường: Indonesia, Pakistan, Nam Việt Nam, Uruway, Thái Lan, Đài Loan, Mã Lai, Mỹ La tinh, Philipins và Úc,..Đây cũng là lúc Matsushita được nhìn nhận như một trong những doanh nhân vĩ đại nhất thế giới. Hàng loạt nhân loạt nổi tiếng thế giới đã đến thăm công ty, trong đó có trưởng lý Hoa Kỳ Robert Kennedy, thủ tướng Ấn Độ, tổng thống Nam Tư cũ,..

Báo chí nước ngoài lập tức hướng vào quan tâm với Matsushita Electrics và người sáng lập nó, tháng 2/1962 Matsushita Konosuke xuất hiện trên trang bìa tạp chí TIME của MỸ, đó là sự phá lệ của tờ báo này, bởi đây là lần đầu tiên chân dung một nhà doanh nghiệp Nhật được đăng trên với tiêu đề ông chủ công ty Matsushita, một Cty có tiếng tăm trên thế giới, hàng hóa có chất lượng tốt nhất và sử dụng có hiệu quả cao nhất.

Matsushita xuất hiện trên tạp chí TIME
Matsushita xuất hiện trên tạp chí TIME

 

Tháng 9/1964 tiếp tục xuất hiện trên tạp chí LIFE và được miêu tả như một nhà công nghiệp hàng đầu, người làm ra nhiều tiền nhất, nhà xuất bản tạp chí, và là nhà xuất bản của các tác phẩm bán chạy nhất. Bâó chí vây lấy Konosuke Matsushita và giúp Matsushita Electrics nổi tiếng hơn trên toàn cầu.

Matsushita xuất hiện trên tạp chí LIFE
Matsushita xuất hiện trên tạp chí LIFE

 

Cây bút đắt giá và tầm nhìn hướng về tương

lai.

Năm 1968 Matsushita cho ra mắt cuốn sách The Path, tập hợp các bài viết về cách nhìn cuộc sống của ông, tính đến tháng 02/2013 The Path đã xuất bản 5 triệu cuốn và là cuốn sách bán chạy thứ 3 tại Nhật. Năm 1972 cùng với sự nghiên cứ của PHP, ông sản xuất hai cuốn sách ” Mạng đàm nhân sinh, một nhân sinh mới ” và  ” Giấc mơ của tôi, giấc mơ của Nhật Bản trong thế kỷ 21”. Cả hai cuốn đều nằm trong cuốn sách bán chạy nhất tại Nhật Bản.

Cuốn sách The Path của Matsushita
Cuốn sách The Path của Matsushita

Năm 1973 ông từ chức chủ tịch và trờ thành cố vấn của tập đoàn, tháng 04/1980 nỗi ưu tư về nước Nhật mà ông trằn trọc hàng chục ông đã thúc đẩy ông thành lập Học Viện Chính Trị – Kinh Doanh Matsushita với số điền 7 tỷ yên đầu tư vận hành và hơn 3 tỷ yên đầu tư vào cơ sở vật chất ban đầu, dự án này là khát khao lớn nhất cuối đời của ông. Sứ mạng của học viện là quy tụ những người có hoài bão có ước mơ thay đổi và cống hiến cho đất nước, đào tạo họ thành các lãnh đạo tương lai trong các lĩnh vực. Học viện chỉ đào tạo từ 3-4 viện sinh mỗi năm và một trong những trung tâm đào tạo danh giá nhất hiện nay tại Nhật, phần lớn viện sinh tốt nghiệp đều tranh cử và tham gia chính trường.

Ngày 27/4/ 1989 Matsushita qua đời ở độ tuổi 95 khép lại cuộc đời với một giấc mơ lớn, các tờ báo lớn tại Nhật dành trang nhất cho ông. Người hùng dân tộc, người dùng 100 năm đời người, ông đã để lại di sản vật chất, tinh thần và tư tưởng lớn lao, hướng đến hòa bình hạnh phúc phồn vinh mà vẫn luôn theo đuổi.

 

Cú chuyển mình trong thời đại mới.

 

Năm 2008 Cty Matsushita Electric Industrial chính thức được đổi thành Panasonic, thương hiệu Panasonic được sử dụng cho tất cả sản phẩm của Cty kể từ đây bước vào thời đại mới trước sự phát triển vũ bão của công nghệ cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trên thị trường. Panasonic đang vật lộn tìm chỗ đứng cho con đường tăng trưởng của mình, lợi nhuận của tập toàn này chưa vượt qua con số 537 tỷ yên ghi nhận được vào năm 1984 đó là cũng thời điểm doanh số bán đầu băng bùng nổ.

Một chi nhánh Cty Panasonic ngày nay.
Một chi nhánh Cty Panasonic ngày nay.

Năm 2012 khi Kazuhiro, Tsuga tình hình của Panasonic xấu đi một cách đáng kinh ngạc cuối năm tài chính kết thúc tháng 03/2018 Panasonic ghi nhận mức lỗ ròng khổng lồ 772,2 tỷ yên. Ngay lập tức, ông Tsuga đưa ra một kế hoạch tái cơ cấu, ngăn chặn tình trạng chảy máu tài chính bằng các biện pháp quyết liệt, như cắt bỏ bộ phận kinh doanh TV plasma, tuy nhiên mức lợi nhuận 350 tỷ yên chỉ bằng 60% so với mức đỉnh điểm trước kia của Panasonic.

Trước bối cảnh đó Panasonic đẩy nhanh hợp nhất các hoạt động văn phòng, nhà máy trên toàn cầu với mục tiêu nâng lợi nhuận lên 100 tỷ yên, năm 2019 thông báo sẽ ngưng sản xuất màn hình tinh thể lỏng LCD. Từ 2021 trong bối cảnh các nhà sản xuất Trung Quốc, Hàn Quốc đang thống lĩnh thị trường này trên toàn cầu.

Ngày nay thương hiệu Panasonic không chỉ đơn giản là thương hiệu về điện dân dụng, những hoạt động sân sau của tập đoàn này ngày càng được mở rộng. Họ cung cấp thiết bị đa phương tiện trong Ô-TÔ, linh kiện điện tử, pin li-on,…

Dù đã vượt qua nhiều thăng trầm, nhưng Panasonic luôn kiên định với cam kết ban đầu là mang lại cuộc sống thế giới tốt đẹp hơn. Thương hiệu 100 năm tuổi này cũng đặt ra trọng tâm là đồng sáng tạo với khách hàng đối tác người tiêu dùng để mang lại giá trị mới. Panasonic cũng đặt ra mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo vào những sản phẩm của mình để cập nhập phong cách sống mới từ đó tạo ra Panasonic phù hợp với xu thế hiện đại.

Nguồn: Người nổi tiếng, : nguoilanhdao.vn, tranmaithean.wordpress.com, chungta.com, vietnambiz.vn, msn.com, dantri.com.vn, genk.vn, happy.live, marketingchienluoc.com, plo.vn/kinh-te

Để lại một bình luận