Nằm trong “12 người lập ra nước Nhật”, Matsushita Konosuke được người dân đất nước Mặt Trời mọc gọi là Ông thánh kinh doanh. Dưới sự lèo lái của Matsushita, cái tên Panasonic từ một công ty khởi nghiệp trong căn gác tồi tàn đã trở thành thương hiệu có mặt khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn được người ta tôn sùng với những triết lý kinh doanh vượt thời đại. Ông thực hiện giấc mơ đưa nước Nhật cất cánh với hai bàn tay trắng: Không tiền, không chỗ dựa, không kiến thức.
Tuổi thơ cơ cực của cậu bé bán than.
Matsushita Konosuke sinh ngày 27/11/1894 tại, Wakayama, Nhật Bản, trong một gia đình làm nông nghiệp. Năm 1904 chiến tranh Nhật – Nga nổ ra bố ông khi đó thất bại trong việc kinh doanh, gia cảnh khốn cùng Matsushita phải bỏ học đến Osaka kiếm sống phụ giúp gia đình. Matsushi khởi nghệp bằng bán than từ sớm tinh mơ cho đến tối mịt, cực nhọc là thế. Nhưng những đồng lương ít ỏi đầu tiên nhận được cậu coi như một gia tài và làm tan biến mọi mệt nhọc. Chưa đầy một năm sau cửa hàng than đóng cửa cậu xin vào một cửa hàng bán xe đạp, vào thời đó xe đạp là một món hàng xa xỉ được nhập khẩu từ Anh quốc. Công việc của Matsushita là học cách sử dụng máy tiện và một số công cụ khác để sửa chữa cơ khí nhỏ. Nhàm chán, vất vả nhưng Matsushita vẫn cố gắng trụ lại để tích lũy kinh nghiệm, lời khuyên của người cha vẫn luôn theo cậu ” các kỹ năng con đang học sẽ đảm bảo tương lai của con, hãy là một doanh nhân thành đạt và con có thể thuê những người học hành đầy đủ”.

Sau vài năm làm việc, Matsushita đã để lại cho ông chủ ấn tượng tốt về mình, lần đó một cậu bé làm việc và ngang tuổi với Matsushita đã ăn cắp đồ cửa hàng bị phát hiện ông chủ đã thương tình và chỉ nhắc nhở cậu bé, nhưng Matsushita đã nói : ” tôi không thể làm việc chung với người ăn cắp như thế tôi sẽ bị tiếng xấu, nếu ông không đuổi cậu ta đi, tự tôi sẽ đuổi tôi”. Thái độ của Matsushita khiến ông chủ vô cùng ngạc nhiên và quyết đinh giữ cậu lại.
Những bước đi đầu khó khăn trong sự nghiệp.
Dù công việc thuận lợi, nhưng vài năm sau ông quyết định thôi việc ở cửa hàng xe đạp và xin vào làm Cty chiếu sáng điện Osaka khi đó ông mới 15 tuổi. Sự nhạy bén trong kinh doanh đã mách bảo cậu bé Matsushita rằng điện năng sẽ là xu thế trong tương lai. Dự án lớn đầu tiên mà Matsushita Konosuke là mắc hệ thống dây điện cho nhà hát lớn cho thành phố, dự án kéo dài hơn 6 tháng và nhóm của Matsushita đã làm việc xuyên suốt ngày đêm để kịp tiến độ, do bỏ quá nhiều sức lực tâm huyết cho dự án. Suốt thời gian làm việc trong nhà hát không có hệ thống sưởi nên khi dự án thành công mỹ mãn Matsushita đã mắc bệnh viêm phổi.
Năm 21 tuổi Matsushita cưới vợ lúc này sức khỏe ông không tốt nhiều lúc ông nghĩ mình chẳng sống được lâu, tương lai vợ con mình sẽ ra sao và ông nhớ lời khuyên của cha và mục tiêu trở thành một doanh nhân, ông càng quyết tâm rời bỏ công việc hiện tại chính thức mở công ty sản xuất riêng. Toàn bộ số tiền Matsushita tiết kiệm được chỉ vỏn vẹn 97 yên chỉ để mua được các dụng cụ cơ bản. Tuy nhiên không nản lòng với nguồn lực sơ sài, ông mở một cửa hàng tại chính căn hộ của mình, cùng làm việc với ông có 2 đồng nghiệp cũ tại công ty điện Osaka. Thế nhưng công việc kinh doanh không hiệu quả đến cuối năm 1917 hai đồng nghiệp cũ của Matsushita ra đi, Cty chỉ còn lại ông và 2 cộng sự khác đây là những ngày khốn khó ”giật gấu vá vai”, lo ăn từng bữa của Konosuke, đến chiếc áo Kimono của hồi môn và nữ trang của vợ ông cũng phải bán đi để lấy tiền làm vốn kinh doanh. Những tưởng cuộc đời bế tắc thì đơn hàng một ngàn miếng cách điện cho quạt điện đã đến và tạo điểm tựa để Matsushita trụ lại với thương trường.
Ngày 7/03/1918 Matsushita Electric Houseware Manufacturing Works được thành lập Ohiraki – cho, thành phố Osaka, đánh dấu sự ra đời của tập đoàn Panasonic lớn mạnh sau này. Ngôi nhà mướn 2 tầng, được tận dụng tầng 1 để làm xưởng, hai vợ chồng ông cùng em vợ sống trên tầng 2, để mở rộng diện tích ông cho sửa lại cầu thang thu hẹp lại một nửa, phần tủ âm tường ông ngăn thành 2 tầng để ông và người em vợ ngủ ở đó. Người em vợ này Toshio người chính là sáng lập tập đoàn Sanyo sau này. Thời đó ổ cắm điện vẫn chưa xuất hiện, đường dây điện từ ngoài được dẫn trực tiếp vào mỗi nhà vì thế mỗi lần chỉ sử dụng được một thiết bị điện, vợ ủi đồ thì chồng không thể bật đèn đọc báo, chính sự bất tiện này đã gợi cho Matsushita về chuôi đèn đôi, có thể sử dụng nhiều thiết bị điện cùng lúc. Chuôi đèn mới này có thời gian sử dụng bền hơn hẳn, lại rẻ hơn đến 30% vì thế trở thành sản phẩm bán cực chạy thời bấy giờ.

Đánh cược số phận với chiếc bóng đèn xe đạp.
Giữa năm 1920 xe đạp là phương tiện giao thông chủ yếu tại Nhật Bản, khi đó đèn đường chưa được phổ biến nên việc đi xe đạp vào buổi tối thực sự rất bất tiện. Loại xe đạp có đèn chạy bằng pin chỉ đi được vài ba tiếng lại hay hỏng nên không được sử dùng nhiều, có người thay đèn bằng nến, nhưng nến thì lại dễ tắt. Vì bản thân rất thích xe đạp nên Matsushita quyết tâm chế tạo loại đèn mới cho xe đạp. Những kinh nghiệm ở cửa hàng xe đạp cũ , giúp ông có nền tảng bắt tay vô dự án mới, từ đó ông mua bất cứ loại đèn nào có thể dùng cho xe đạp rồi tháo tung chúng ra, phân tích nhược điểm của từng chiếc, sau một thời gian miệt mài nghiên cứu quên ăn quên ngủ. Ông đã cho ra đời 100 mẫu sản phẩm mới.
Năm 1923 ông cho ra mắt chiếc đèn xe chạy bằng pin với tính năng tốt tuổi thọ lên đến 40-50 tiếng nó hứa hẹn là một sản phẩm mang tính đột phá, nhưng giá thành lại khá cao so với những sản phẩm xuất hiện trước đó. Ông mang mẫu sản phẩm giới tới các đại lý nhưng không được đón nhận như dự đoán, cảm thấy phương thức kinh doanh hiện tại có vấn đề, Matsushita sử dụng phương pháp mới. Ông liện hệ ký gửi miễn phí ở các cửa hàng và nhờ họ cho đèn chiếu sáng liên tục để thu hút sự chú ý của khách hàng về độ bền của sản phẩm. Sản phẩm thành công ngoài mong đợi trở thành mặt hàng nhanh chóng bán chạy trên toàn quốc, thế nhưng khó khăn nảy sinh khi các nhà phân phối mâu thuẩn nhau. Cuối cùng Matsushita chỉ định Yamamoto Tradinghouse là nhà phân phối độc quyền, nhưng rồi phương thức kinh doanh không hợp nhau năm 1925 ông lấy lại quyền phân phối này.
Lần đầu tiên sử dụng thương hiệu National.
Thành công đã khích lệ Matsushita phát triển thế hệ đèn pin cho xe đạp thế hệ thứ 2, lần này ông chọn hình vuông, trong một lần suy nghĩ đặt tên cho thiết bị đèn mới. Ông chợt nhìn thấy từ tiếng Anh international trên tờ báo tra từ điển Matsushita ngẫm nghĩ từ International và National, ông ngẫm nghĩ từ National có nghĩa quốc gia, thuộc về quốc gia và đó là ý nghĩa hoàn hảo cho sản phẩm mới. Vật là năm 1927 thương hiệu National nổi tiếng chính thức ra đời.

Vào thời gian này các sản phẩm điện dân dụng được coi là hàng hóa xa xỉ và có giá quá cao với phần đông người tiêu dùng. Konosuke quyết định phải tạo ra những sản phẩm điện dân dụng phù hợp với người tiêu dùng bình dân nhất. Ông thành lập bộ phận riêng khi thiết kế các bộ phận sửa điện và phát triển bàn là điện với mục tiêu hướng tới thị trường đại chúng. Mặc dù thị trường bàn là điện có mức 100.000 cái mỗi năm, Matsushita yêu cầu bộ phận sản xuất cung cấp 10.000 bàn là hiệu National hàng tháng, ông biết rằng sản xuất quy mô lơn sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm. Cuối cùng ”siêu bàn là” National được bán với giá 3,2 yên thấp hơn so với 5 yên của các đối thủ cạnh tranh, và nhanh chóng trở thành một sản phẩm bán chạy.
Luôn bắt nhịp được nhu cầu thị trường, mọi chiến lược nghiên cứu và kinh doanh của Matsushita đều đúng thời điểm và đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội. Suốt thời kỳ suy thoái, nhu cầu sử dụng radio nhanh chóng trong dân chúng, nhưng mà giá bán Radio ngoài thị trường lại quá cao mà chất lượng thì lại thấp. Ngay lập tức Matsushita tung ra sản phẩm mới, sản phẩm này đạt giải nhất cuộc thi do đài phát thanh công cộng Tokyo tổ chức.
Đọc tiếp P.2 => https://robotnoidianhat.com/cha-de-panasonic-matsushita-konosuke/